Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

The taste of tea (2004), Ping pong (2002), Rajio no jikan (1997)

Sau khi xem Survive style 5+ với kiểu siêu thực rất ấn tượng, tôi bắt đầu xem một lượt các film nhật hiện đại. The taste of tea của đạo diễn Katsuhito Ishii làm theo kiểu khá lạ, có lẽ không hẳn là siêu thực mà gần với hiện thực huyền ảo (magical realism) loại nhẹ hơn. Tiết tấu chậm, nhịp điệu nhẹ nhàng và thoáng đoãng mang hơi thở của vùng thôn dã rừng núi, các nhân vật chính của phim có gì đấy kỳ lạ, không ăn khớp với bối cảnh thôn quê lắm, và đều thú vị theo những cách khác nhau. Người xem có cảm giác mình là một vị khách vô hình ngồi trong nhà gia đình này, quan sát họ một cách tò mò, thỉnh thoảng lại bị họ làm cho bật cười, và luôn thấy thoải mái trong bầu không khí ấm cúng đặc trưng có ở các gia đình thương yêu nhau. Thế giới mà Ishii tạo ra lần này tràn ngập trong sự chậm rãi và trong lành của những cánh đồng và những khu rừng, con người trở nên lắng đọng hơn, rồi họ và người xem có thể tự nhìn vào bản thể của mình với một đôi mắt giản dị, trong sạch.



Note : Tên phim, Vị của trà (The taste of tea), có lẽ lấy từ một cách nói của người Nhật. Họ gọi những người thờ ơ với những cảnh bi hài trong cuộc sống riêng tư của đồng loại là "những người thiếu hơi trà". Ngược lại, những ai thô lỗ tự cho phép mình buông thả theo sự dung tục, không biết cách kiềm chế để vượt qua những thảm kịch của thế gian thì bị gọi là "những người dư chất trà". (Theo Trà thư - Kakuzo Okakura)

---



Phim về bóng bàn. Xem hết nửa đầu tôi thấy hơi nản, vì Ping pong chả có vẻ gì đặc biệt, một câu chuyện về đôi bạn cùng nhau phấn đấu trở thành cần thủ bóng bàn xuất sắc, thế thôi. Nhưng quả thực là đối với một tác phẩm, đoạn kết là quan trọng nhất. Cái kết của Ping pong làm cho bộ phim đơn giản và có phần lê thê hay hơn hẳn. Xem xong, người ta thấy Ping pong không hẳn là một phim thể thao, thực chất nó khắc họa tinh tế tình bạn, tình đồng nghiệp và thầy trò. Và quan trọng hơn cả, vẫn là khắc họa tinh thần dấn thân Nhật bản : anh là điều anh làm. Dù anh có tầm thường đến đâu đi nữa, sẽ vẫn có một thứ gì đó mà anh làm tốt nhất, hãy theo đuổi nó bằng tất cả sức lực và tâm hồn của mình, không bao giờ được từ bỏ. Và rồi sẽ có lúc, anh sẽ phải ngạc nhiên bởi sức mạnh của sự dấn thân ấy.

---



Tên phim dịch ra là Radio Hour. Tên phát hành ở nước ngoài là Welcome back, Mr. McDonald. Tất cả câu chuyện xảy ra trong một đài phát thanh. Mục đọc truyện live đêm khuya, một minh tinh nữ dở chứng không muốn vào vai nhân vật tên Ritsuko, nhất định đòi đổi thành Mary Jane. Ta xem để thấy câu chuyện tình của nàng Ritsuko làm việc của một cái shop con ở Nhật biến hóa một cách không ngờ thành câu chuyện của súng đạn, tàu vũ trụ, luật sư, McDonald ở Chicago như thế nào. Đơn giản, hài hước mà vẫn rất ý nghĩa.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét