I was swimmin' in the Caribbean
Animals were hiding behind the rocks
Except the little fish
But they told me, he swears
Tryin' to talk to me, coy koi.
Where is my mind ?
With your feet in the air and your head on the ground
Try this trick and spin it, yeah
Your head will collapse
If there's nothing in it
And you'll ask yourself
Where is my mind ?
Where is my mind ?
Where is my mind ?
Một film tôi đã xem nhiều lần. Và là film duy nhất mà tôi từng dán poster lên tường hồi còn ở nước ngoài. Chính là cái hình poster dưới đây, với Edward Norton, một trong những diễn viên nam thông minh nhất Hollywood và Brad Pitt, xuất sắc vượt xa mức diễn thông thường của anh, cộng thêm một câu quote trong film : I want you to hit me as hard as you can.
Năm nay, 2010, dân vn đã giàu hơn trước kia rất nhiều. Thoát khỏi tâm lý tiểu nông, người ta không chỉ muốn một ngôi nhà rộng, mà đồ đạc trong đó còn phải đẹp, và có phong cách. Các hãng đồ nội thất ăn nên làm ra. Bản thân tôi năm ngoái đã từng có thời gian đi thăm một loạt các cửa hàng nội thất lớn ở hà nội : An dương, Nhà đẹp, Nhà xinh, Hoàng tử, Klassy v..v... Có thể thấy phong cách trọc phú mới phất vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tuy nhiên cuối cùng tôi cũng chọn được một hãng có style tương đối được, không quá nặng nề, quá màu mè hoặc quá già, đó là SB furniture. Hãng đồ gỗ Thái này mới chỉ có một đại lý nhỏ ở hà nội, nên có ít hàng, phải đặt trước khá lâu. Tôi, và nhiều người khác, đều cay cú rằng tại sao IKEA, một hãng đồ nội thất nổi tiếng của Thụy Điển, lại chưa thèm vào vn. Tôi còn nhớ hồi ở Đức, cứ lần nào đi siêu thị nội thất là tôi lại kinh ngạc và thèm khát vì đồ gỗ phương tây vừa đẹp nuột nà vừa rẻ hều. Và tôi biết đồ IKEA còn đẹp hơn đồ gỗ Đức. Được bày biện và trang trí nhà mình bằng đồ IKEA là ước mơ của nhiều người vn hiện nay.
Fight Club được làm vào mười một năm trước. Nhân vật chính trong film, Người dẫn chuyện (The Narrator do Edward Norton thủ vai) là một kẻ nghiện đồ IKEA.
Narrator : Like so many others, I had become a slave to the IKEA nesting instinct... If I saw something clever, like coffee table in the shape of a yin and yang, I had to have it. The Klipske personal office unit, the Hovertrekke home exer-bike. Or the Johannshamnh sofa with the Strinne green stripe pattern. Even the Rislampa wire lamps of environmentally-friendly unbleached paper.
Narrator : I would flip through catalogs and wonder "What kind of dining set defines me as a person?"
Narrator : We used to read pornography. Now it was the Horchow Collection.
Hoặc đã từng là một kẻ nghiện tiêu dùng. Không có kẻ say nào tự nhận mình say. Cái thời điểm anh ta tự thấy mình là một nô lệ, anh ta đã bước được một chân ra khỏi nhà tù. Khi ấy, Người dẫn chuyện gặp một kẻ xa lạ, thú vị và thông minh : Tyler Durden (do Brad Pitt thủ vai), kẻ sẽ thay đổi cuộc đời anh ta.
Tyler Durden là một người anti society, anti-consumerism, khi căn hộ với bộ sưu tập đồ IKEA xiết bao yêu mến của Người dẫn chuyện (Narra) bị rò ga rồi nổ tung, Narra rất depressed. Anh tâm sự :
Narra : When you buy furniture, you tell yourself, that's it. That's the last sofa I'm gonna need. Whatever else happens, I've got the sofa problem handled. I had it all. I had a stereo that was very decent. A wardrobe that was getting very respectable. I was close to being complete.
Tyler : Shit, man. Now it's all gone. Do you know what a duvet is?
Tyler : Just a blanket. Why do guys like you and I know what a duvet is? Is this essential to our survival in the hunter-gatherer sense of the word?
Narra : No.
Tyler : What are we, then?
Narra : Consumers.
Phải, chúng ta đơn thuần chỉ là những kẻ tiêu dùng.
Tyler nói tiếp : Right. We're consumers. We are by-products of a lifestyle obsession. Murder, crime, poverty. These things don't concern me. What concerns me are celebrity magazines, television with 500 channels, some guy's name on my underwear. Rogaine. Viagra. Olestra. Martha Stewart. Fuck Martha Stewart. Martha's polishes on the brass of the Titanic. It's all going down, man. So fuck off with your sofa units and Strinne green stripe patterns. I say never be complete. I say stop being perfect. I say let's evolve.
Sau cuộc trò chuyện ở trên không lâu, Tyler bảo Narra đánh mình. Narra đấm Tyler một cái, rồi Tyler trả đòn. Họ đánh nhau, thâm tím mặt mày. Một điều lạ kỳ : sau đó họ cảm thấy rất tốt, gần như là hạnh phúc. Cái cảm giác đó có sức lây lan, nhiều người gia nhập, và thế là Fight Club hình thành. Fight Club, bề ngoài là một dạng câu lạc bộ đấm đá dành cho đàn ông, thật ra có một ý nghĩa sâu xa hơn. Mục đích của nó không phải là bạo lực, không phải ai thắng ai bại, mà là để trải nghiệm những giây phút đi tìm nam tính, đi tìm cái tôi của mình, đi tìm lại cái sức mạnh của một thế hệ những đứa con trai của những người cha vắng mặt tám tiếng một ngày, phải lớn lên trong vòng tay mềm nhão của đàn bà.
Tyler : I see in Fight Club the strongest and smartest men who've ever lived. I see all this potential. And I see it squandered. Goddamn it, an entire generation pumping gas. Waiting tables. Slaves with white collars. Advertising has us chasing cars and clothes, working jobs we hate so we can buy shit we don't need. We're the middle children of history. No purpose or place. We have no Great War. No Great Depression. Our great war is a spiritual war. Our great depression is our lives. We've all been raised on television to believe that one day we'd be millionaires and movie gods and rock stars. But we won't. We're slowly learning that fact. And we're very, very pissed off.
You are not your job.
You're not how much money you have in the bank.
You're not the car you drive.
You're not the contents of your wallet.
You're not your fucking khakis.
You are the all-singing, all-dancing crap of the world.
Phải, tất cả những sự thật đó đều đúng. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng, con người thu giảm lại thành những mẫu hình "docile consume machines" trong một thực tại ám ảnh, ảo tưởng về sự đầy đủ và hạnh phúc. Vấn đề ở chỗ con người vốn phức tạp hơn một cái máy, và tuy đã bị đần độn hóa triệt để, nó vẫn biết suy nghĩ. Khi nó suy tư, nó thấy thật ra nó không hạnh phúc. Nó không muốn là một cái máy làm việc 8h, nó muốn tìm thấy cái tôi không chỉ ở trong những nhãn hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Hermes, Gucci, Chanel, Iphone, Ipad, Macbook, Audi, Mercedes, BMW v.v... Đây là lý do mà ở đầu film, Narra mất ngủ triền miên. Thời gian trôi đi, xã hội tiêu dùng đã chỉ còn là ánh hào quang thiên giới tuyệt vời với những tầng lớp dân nghèo, những quốc gia chưa phát triển. Những cá nhân thông minh hơn từ lâu đã hiểu tiêu dùng và tình yêu là hai điều đối lập. Nhưng làm thế nào để "evolve" ? Hegel nói cái hợp lý là cái có sự sống. Ngược lại, cái có sự sống là cái hợp lý. Chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism), có thể nói là ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20, vẫn tồn tại mạnh mẽ. Nó sống tốt, bởi nó hợp lý. Hay chính xác hơn, nó vẫn tồn tại vì nó là hệ thống hợp lý nhất hiện nay. Nó có thể là địa ngục, nhưng ra khỏi địa ngục đó, chẳng phải là một vấn đề đơn giản. Để ra khỏi nó, tôi nghĩ, loài người cần có cả một triết học mới, một hệ thống quan điểm và giá trị mới, và cần nhiều thời gian để thay đổi. Đây không phải là chuyện một phong trào dưới dạng câu lạc bộ có thể giải quyết.
Tyler Durden là một kẻ phản kháng thông minh. Nhưng sự thông minh đó có đủ không ? Không, sức của Tyler chỉ đến mức mang lại một chút giải thoát ban đêm cho một nhóm bạn mà thôi. Đỉnh cao của những hành động có ích của Tyler, đấy là ảnh hưởng với anh bạn shopkeeper người châu á. Tyler dí súng vào đầu, làm ra vẻ sắp giết anh chàng này, khiến anh ta tin chắc mình sắp chết, sợ đến nỗi gần tè ra cả quần, rồi hỏi thực ra mày có muốn làm shopkeeper không ? Không. Hồi còn trẻ mày học ngành gì ? Bác sĩ thú y. Tại sao ? Yêu động vật. Tyler lấy một số giấy tờ của anh chàng và nói nếu mày không bỏ việc và trong 6 tuần không trở thành bác sĩ thú y thì tao sẽ giết, tao đã biết nhà mày ở đâu. Anh kia sau đó được thả đi, Tyler nói với Narra : Tomorrow will be the most beautiful day of Raymond K Hessel's life. His breakfast will taste better than any meal you and I have ever tasted. Câu này làm tôi nhớ đến truyện ngắn Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber của Hemingway, người mà Tyler muốn "fight". Con người với sức ì của mình, với các giác quan đã bị mài mòn, không thấy được những cái mình có, như thời gian và số phận. Tyler như một nguồn lực ở bên ngoài tác động vào, giúp họ trong phút chốc trải nghiệm sự kết thúc, từ vực thẳm đó mà cảm nhận lại được sinh mạng và hy vọng.
Tyler có tiếp tục "evolve" không ? Có, Fight Club nhờ ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần các thành viên mà phát triển nhanh chóng ra khắp các thành phố khác. Khi đã đạt đến một sự mở rộng nhất định, điều tất yếu xảy ra. Tyler là một kẻ vô chính phủ (Arnachism) và theo chủ nghĩa hư vô (Nihilism) hơi ngả sang chủ nghĩa bi quan (pessimism). Anh ta thường cổ động cho xu hướng tự phá hủy "self destruction", "embrace the pain" :
Tyler : Our fathers were our models for God. If our fathers bailed, what does that tell you about God? Listen to me. You have to consider the possibility that God does not like you. He never wanted you. In all probability, He hates you. This is not the worst thing that can happen. We don't need Him!
Narra : We don't, I agree!
Tyler : Fuck damnation, man, fuck redemption. We are God's unwanted children? So be it!
...
Tyler : Oh, self-improvement is masturbation. Now, self-destruction... Fight Club wasn't about winning or losing. It wasn't about words. When the fight was over, nothing was solved. But nothing mattered.
Tyler làm Fight Club trở thành một dạng tổ chức khủng bố hạng nhẹ có tên Project Mayhem. Đối tượng khủng bố không gì khác hơn là hệ thống vật chất của Consumerism.Tất nhiên, trong tầm vóc vĩ mô như vậy, triết lý của Tyler quá đơn giản và trẻ con. Sự thất bại của Project Mayhem là không tránh khỏi. Nửa phần sau của Fight Club đã miêu tả rõ nét sự vô nghĩa của những nổi loạn kiểu này.
Film kết thúc với hình ảnh Narra nắm tay Marla (Helena Bonham Carter, có lẽ cũng là vai diễn xuất sắc nhất của cô) đứng nhìn cả một khu thương mại cao tầng sụp đổ, thể hiện cái khát vọng phá hủy và xây dựng lại của Tyler, cái vô nghĩa của việc đó, và điều còn lại duy nhất và có nghĩa, như người ta vẫn nói đã cả ngàn lần, chỉ là tình yêu.
----------
Fight Club, theo tôi, là film xuất sắc nhất của đạo diễn David Fincher. Ông còn có hai film khác tương đối được, đó là Se7en, kinh điển và The Curious Case of Benjamin Button, kém hơn. Fight Club có những khía cạnh phức tạp và phân mảnh được xử lý thông minh bằng cách sử dụng kiểu dẫn chuyện phi tuyến tiết tấu nhanh. Giọng dẫn chuyện của Edward Norton là xương sườn của cả bộ phim. Cả Brad Pitt và Helena đều diễn xuất thần trong film này, hơn hẳn các film khác hai người đóng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao Edward Norton không được Oscar cho vai Narrator, đây chắc chắn là vai hay nhất anh từng đóng, và tôi cũng không thể nghĩ ra bất cứ một người nào khác có khả năng thể hiện cùng một lúc và tinh tế những biểu đạt trái ngược và độc đáo như Edward Norton. Thậm chí anh không được đề cử. Oscar năm 1999 cho nam chính rơi vào tay Kevin Spacey của American Beauty, một film tôi cũng rất thích, nhưng tôi nghĩ kém Fight Club một chút.
Fight Club không phải là dạng film có thể hiểu hết trong một lần xem. Giống như một tiểu thuyết hay, nó để lại nhiều rung động trong người đọc. Nó bắt người ta phải suy ngẫm về nó, và quan trọng hơn, suy ngẫm về cuộc đời mình. Đây chính là dấu hiệu của một tác phẩm nghệ thuật lớn.
----------
imdb : 8.8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét