Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Some recent film (4)


On anime-streak :

1.Ghost hound : một anime khá lạ, lấy chủ đề tâm linh và các hiện tượng siêu nhiên.  Hound ở đây không phải là chó, mà là "người đi tìm". Lấy bối cảnh một làng quê hẻo lánh nằm giữa núi rừng, ba nhân vật chính đều có những vấn đề lớn về tâm lý, những vết thương sâu trong quá khứ. Một từng là nạn nhân của một vụ bắt cóc, chứng kiến chị mình chết và sau đó một phần ký ức tự phong tỏa. Một tin rằng bố mình là kẻ đứng đằng sau vụ bắt cóc trên, sau đó tự tử vì không chịu nổi tội lỗi. Một từng gây ra cái chết cho một bạn cùng lớp. Ba cậu bé này tìm đến nhau như một điều tất yếu và những cuộc phiêu lưu vào thế giới tâm linh "The unseen world" bắt đầu. Anime Người đi tìm linh hồn liên kết các yếu tố thần bí dân gian, đạo Phật và shinto, công nghệ sinh học, tâm lý học, giải phẫu não, những câu chuyện ma, và cả vật lý lượng tử một cách khá bất ngờ, và thú vị. Đáng tiếc là kết thúc của seri này hơi vội, gây cảm giác khiên cưỡng.

Trong anime này có một ý khá hay : con người và ký ức của anh ta chỉ là một phần nhỏ của thế giới, nhưng, nếu hai người có cùng một thành phần ký ức, thì họ có thể tương tác với nhau trong ký ức ấy. Theo một nghĩa nào đó, cái toàn thể lại có thể tồn tại trong cái bộ phận. Một cá nhân có thể hiểu như một "trường" nằm trong một không gian phức gồm không thời gian thường cộng thêm những chiều "unseen" khác. Chẳng hạn nếu ta cắt cái trường ấy theo chiều không thời gian, ta được con người ở thế giới này. Nhưng nếu ta cắt nó theo một chiều khác, như là một ký ức cụ thể, ta được một "á không gian" (abstract space) trong đó có sự hiện diện của nhiều "cá nhân", tuy chỉ một phần rất giới hạn của anh ta hiện hữu trong đó.

2.Black lagoon : một dạng anime action, rất bạo lực, không triết lý dài dòng. Nhiều tập khá "noir". Xem giải trí tốt.

3.Elfen lied : khởi đầu bằng opening theme ấn tượng : soundtrack tiếng latin khá hay, tiêu đề các tập bằng tiếng đức, nhiều tranh đạo của Klimt thay người đàn bà bằng em elf khỏa thân. Dù cho đây là một anime nổi tiếng, đáng tiếc nó chỉ là một dạng tác phẩm ngụy tạo, kitsch với những ẩn ý, references vay mượn nông cạn. Công thức câu khán giả : child nude + violent + S&M. Đối với tôi thì cái trò child SM này là không thể tiêu hóa nổi.

4.Neon Genesis Evangelion : cái này thì xem lâu rồi, một anime rất nổi tiếng, nếu không muốn nói là nổi tiếng nhất trong thể loại sci-fi. Một anime với mật độ biểu tượng dày đặc như mê cung. Người khen nhiều, người chê cũng nhiều. Tôi thiên về chê. Bởi theo tôi,  một tác phẩm nghệ thuật phải được khán giả thích bằng chính nội dung của nó, chứ không phải bởi những điều khán giả không hiểu về nội dung của nó. Thích một thứ vì mình không hiểu là cách thích thiển cận, phản nghệ thuật. Câu khách bằng cách tạo ra một hệ thống biểu tượng phức tạp đến nỗi giải thích theo cách nào cũng được là một thứ giả dối. Nhưng tôi cũng biết là có rất nhiều người thích một thứ gì đó thường chỉ vì họ không hiểu, cái đó nằm trong bản chất con người rồi. Chiếc áo trong suốt của nhà vua sẽ mãi còn được ngợi khen.

5.Welcome to the N.H.K : không giống anime lắm mà giống phim truyền hình hơn. Nói về những người trẻ tuổi bất hạnh và lạc lõng bằng một giọng kể vui tươi, hài hước.

Không phải anime :

1.Cowboys and aliens : ý tưởng kết hợp khá lạ, làm thì theo tôi không tốt. Nhân vật cô người ngoài hành tinh có vẻ thừa thãi, không rõ ràng. Và đến bao giờ thì cái trò kỳ thị người ngoài hành tinh mới chấm dứt ? Những người chế tạo được tàu vũ trụ mà lúc nào cũng trông như quái vật ăn thịt người không có óc não là thế nào ?

2.Blue velvet : tự nhiên muốn xem lại, cũng không hay như mình vẫn nhớ. Isabella Rossellini quá đẹp.

3.Three times : có lẽ đây là phim tử tế đầu tiên của Thư kỳ mà tôi xem (chỉ nhớ được mỗi một phim em này đóng là so-close rất chán). Thư kỳ có vẻ đẹp mong manh, đã bị thương tổn, dày vò, đặc trưng của các em từng đóng porn. Những cô gái mà công thức của hạnh phúc được viết bằng một thứ tiếng các cô mãi mãi không bao giờ hiểu được, kể cả những cô vốn thông minh. Thư kỳ hợp với phần 3 nhất, phần 2 cũng ok, nhưng phần 1 thì không. Phần 1 là phần của tình yêu, mà lại là tình yêu trong trắng, nhìn Thư kỳ đóng tôi thấy giả quá. Nói như vậy không có nghĩa 3 times là một phim dở. Bảo rằng hay, thì cũng chưa hay.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Ergo Proxy (2006) - We have to save ourself




Soundtrack clip của seri này, Kiri, gây ấn tượng mạnh với tôi về giọng hát và phong cách vẽ. Lời thoại tương đối kỳ lạ, khiến người xem không khỏi liên tưởng đến một nội dung có màu sắc tôn giáo. Và họ không nhầm, Ergo Proxy là một anime xây dựng trên cảm quan hiện sinh tôn giáo.

Hiện sinh tôn giáo (hoặc đúng hơn là religious existentialism) thật ra không phải là một thuật ngữ đã có của chủ nghĩa hiện sinh mà chỉ là một từ tôi nghĩ ra để miêu tả tư tưởng của anime này. Không nên nhầm nó với chủ nghĩa hiện sinh thiên chúa giáo (khởi nguồn có lẽ từ xa xưa, bởi Dostoevsky), đây là hai thứ hoàn toàn khác nhau, tuy đều dùng khái niệm "God".

Lấy bối cảnh trái đất ở thời điểm hàng nghìn năm sau, sau một vụ thảm họa khởi nguồn từ một loại tân năng lượng metan-hydrogen, cả địa cầu trở thành một hành tinh chết. Con người khi đó sống trong Dome - những quần thể kiến trúc khép kín với kiến trúc mái vòm, với không khí và ánh sáng nhân tạo. Họ được trợ giúp bởi autoreiv - những robot hình người có khả năng suy nghĩ logic. Câu chuyện bắt đầu với một vụ điều tra : một dịch bệnh do loại virus có tên Cogito (*) gây ra đang đe dọa Romdeau, nó tác động đến các autoreiv và khiến chúng trở nên có ý thức tự thân và không thể điều khiển được nữa. Real, hay Re-l, hay Lil, cháu gái của thị trưởng (the grandfather) đồng thời là một nữ thám tử có mã số 124C41 (one to foresee for one). Đảm nhiệm vụ điều tra này, cô dần khám phá ra những sự thật to lớn đằng sau vẻ yên ổn của Romdeau : sự bưng bít tin tức của bộ an ninh, sự tồn tại của một loại quái vật mang tên Proxy và một kẻ dường như tầm thường nhưng lại dính líu đến tất cả mọi việc, Vincent Law. Rồi ngay cả bản thân cô cũng có vẻ là một mắt xích quan trọng.

Khi xem xong vài tập đầu, tôi nghĩ seri này chắc là lấy nhiều ý tưởng từ 1984 của Orwell : một xã hội khép kín, cô lập, tuyệt đối phi dân chủ, duy trì trật tự bởi sự quản thúc gắt gao mọi thông tin về thế giới bên ngoài. Romdeau là một "thiên đường" (utopia) của thời đại, và ai cũng muốn sống ở đó. Nhưng chỉ những người thuộc tầng lớp model citizen - các công dân kiểu mẫu mới được hưởng đầy đủ các quyền lợi vật chất. Trong thành phố, các băng rôn điện tử luôn sáng dòng tít lớn : "Model citizen should throw things away. Be strong ! " v.v.. - một khẩu hiệu đối lập với chủ nghĩa tiêu dùng tư bản. Các công dân của Romdeau, dù ở thứ hạng nào, luôn luôn được phục dịch, trợ giúp, và giám sát 24/24 bởi một entourage : một autoreiv bất ly thân. Bất cứ hành động và lời nói nào cũng đều bị theo dõi. Như là Bắc triều tiên. Quyền lực tối cao nằm ở ba bộ : bộ an ninh, bộ thông tin và bộ nghiên cứu. Nhưng ngay cả ba bộ này cũng nằm dưới quyền hội đồng quản trị, mà thực ra chỉ gồm một người duy nhất : the grandfather. Từ ngay tập đầu, Real đã nói cô yêu "ông", cô tin lời ông kể rằng không có cuộc sống ở ngoài Romdeau. Tuy vậy cô căm ghét thành phố này, cô luôn có cảm tưởng mọi sự đều là dối trá. Một lời nói dối khổng lồ. Romdeau là một thiên đường ngụy tạo (dys-utopia). Rất giống với 1984.

May mắn là tôi đã nhầm, đây là một thế giới quan hoàn toàn mới, Ergo Proxy có cách triển khai riêng của mình. Đến tập thứ ba, câu chuyện rời bỏ Romdeau và tập trung vào hành trình tái khám phá bản thân của Vincent Law, đi cùng cô bé robot dễ thương đã bị nhiễm Cogito, Pino. Real gia nhập cuộc phiêu lưu không lâu sau đó. Họ dấn thân vào một thế giới cằn cỗi hỗn mang, nơi chỉ có tồn tại mà ít khi có ý nghĩa của sự tồn tại. Hai người dần hiểu ra số phận của họ đã gắn kết sâu sắc với nhau, họ muốn tìm ra sự thật của thế giới và tìm ra ý nghĩa của đời mình. Hành trình ấy sẽ đưa họ hết từ sự cay đắng (despair) này đến sự cay đắng khác.

Ergo Proxy, giống như seri Ghost in the Shell, thuộc về một loại media kén khán giả. Những người chỉ thích xem film để giải trí sẽ không thể tiêu hóa được nội dung phức tạp nhiều tầng nhiều lớp của Ergo Proxy. Phần lớn người xem seri này lần đầu không hiểu được hết câu chuyện, thậm chí là chả hiểu gì. Tôi cũng vậy. Chỉ đến khi xem lại lần thứ hai, đọc lại từng câu nói, ta mới xâu chuỗi tất cả lại được với nhau.

Tôi không muốn giải thích cốt truyện ở đây. Chỉ muốn nói thêm, sau khi đã hiểu hết câu chuyện, về ý nghĩa hiện sinh của nó. Nếu trong hiện sinh vô thần của Sartre, con người không có số phận, không được ai tạo ra, chẳng có mục đích gì, nó được mang đến thế giới này và bỏ lại ở đấy một thời gian, tồn tại có trước ý thức, thì trong Ergo Proxy, cả ba loài người, robot, và Proxy đều được tạo ra bởi Thượng đế - God. Cả ba loài được tạo ra nhằm một mục đích, và khi mục đích đã đạt được, chúng không còn giá trị gì, chúng sẽ tự hủy diệt. Thượng đế đã an bài tất cả những điều này từ đầu. Chúng chỉ là công cụ. Vì thế mà một Proxy đã khóc và nói : nếu vậy, tại sao ngài còn cho chúng ta một linh hồn ? Chúng ta cần một linh hồn để làm gì, nếu nó chỉ mang lại cho chúng ta đau khổ ? Một Proxy khác trả lời : không, Ngài không cho chúng ta linh hồn, linh hồn là một thứ chúng ta đã đạt được bằng cách sống và ý thức. Điều đó cũng đúng với người, và autoreiv. Có linh hồn, cá nhân trở nên cay đắng. Anh ta cay đắng về số phận của mình, về những giới hạn eo hẹp của cuộc đời mình, những sự bất khả của cơ thể anh ta, khoảng thời gian hiện hữu ngắn ngủi trên thế giới vĩnh cửu. Khi mục đích của Thượng đế đã đạt được, sự tồn tại của anh ta trở nên thừa thãi, anh ta trở thành một công cụ quá đát, và Thượng đế đã sắp đặt trước sự tự hủy diệt từ bên trong. Thế bây giờ anh ta có thể làm gì, khi mọi ngả đường đều dẫn tới cái chết ? Nếu anh ta là một autoreiv, anh ta chả có một cơ hội nào. Nếu anh ta là người, anh ta lấp đầy sự trống rỗng của mình bằng cách tàn sát các autoreiv. Nếu anh ta là Proxy, anh ta làm vơi nỗi buồn bằng cách chứng kiến hai loài kia tàn sát lẫn nhau, rồi giết nốt những kẻ còn sót lại. Ngay từ tập một, ta đã chứng kiến một cái bóng nói : "chúng ta không thể đối đầu với họ, nhưng chúng ta có thể trừng phạt họ". Sau này ta sẽ biết người đó là Proxy 1. Sự trừng phạt ở đây chính là sự hủy diệt tất cả. "To punish those who desire God in a godless world" - để trừng phạt những kẻ muốn có một thượng đế trong một thế giới không hề có thượng đế. Hoặc đúng hơn, trong một thế giới mà thượng đế không phải là người ta vẫn tưởng. Thượng đế là một kẻ vô tình, kẻ đã bỏ đi, mang theo tình yêu, để lại trên mặt đất những kẻ chỉ còn trong tâm hồn sự nhớ nhung đối với Ngài và sự vô cảm với những kẻ đồng loại khác. Và sự vô cảm luôn luôn trở thành sự căm thù.

Nói chung thứ hiện sinh của Ergo Proxy rất đen tối. Nếu chỉ thế thì nên gọi đó là một thứ hư vô. Tính chất tích cực của Ergo Proxy thể hiện ra trong tập cuối, đúng như tên gọi Deux ex machina (**) . Tính bi kịch của nó chuyển thành anh hùng ca, nhưng không đúng như tên gọi, không hề bị gượng gạo áp đặt. Vincent Law, Real 124C41, Pino, ba phế vật của ba loài, lại trở thành những anh hùng, những kẻ sống sót, những kẻ đã chiến thắng được nỗi cô đơn. Như lời của Vincent khi từ chối lên cõi vĩnh hằng với Monad :

"Anh xin lỗi. Anh không thể tiếp tục quên lãng. Trách nhiệm và số phận, không còn quan trọng nữa... Đối diện với nhau. Tranh đấu với nhau. Giúp đỡ lẫn nhau. Tựa vào nhau. Chúng ta tiếp tục sống. "

Monad nói : "Có điều gì là tốt đẹp trong hiện thực đó ? Một hiện thực đen tối và lạnh lẽo, một tương lai đầy bất trắc ?"

Vincent : "Nhưng đấy chính là hiện thực của chúng ta."

Và Vincent đã đúng, Monad một mình đi lên cõi vĩnh hằng, chỉ để nhận ra rằng không có cõi vĩnh hằng nào cả, chỉ đơn giản là cái chết.

Cái hay của Ergo Proxy nằm ở chỗ một mặt nó là một câu chuyện thống nhất tròn vẹn từ đầu tới cuối, mặt khác lại mang một ngụ ý sâu sắc về xã hội loài người : sự phân biệt chủng tộc, các cuộc chiến tranh tàn bạo nhân danh chúa, các cuộc chiến tranh còn tàn bạo hơn khi không còn chúa, bản chất độc ác của con người. Nhưng dù bất cứ điều gì xảy ra, chúng ta ít nhất còn quyền hy vọng.

Cái dở của seri này nằm ở chỗ nó có hơi nhiều tính ẩn dụ và ngụ ngôn. Thật ra khó làm về đề tài tôn giáo mà không hình tượng hóa. Dù sao thì tôi vẫn thích Ergo Proxy hơn một anime tương tự và rất nổi tiếng khác là Neon Genesis Evangelion với mật độ ẩn dụ kinh khủng dày đặc. So với Ghost in the Shell : Stand alone complex thì chưa bằng.  Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một ngày nào đó tôi được xem một anime ngang tầm với Gits : Stand alone complex.

(*): lấy từ câu Cogito, ergo sum - I think, therefore I am. Ergo trong Ergo Proxy cũng lấy từ câu này.
(**): god out of a machine, thuật ngữ chỉ sự thay đổi đột ngột ở phần cuối một câu chuyện bằng cách đưa vào những yếu tố mới và bất hợp lý.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Some recent films (3)

Thử điểm lại vài phim hay đã xem trong thời gian qua, nhận thấy đã quên hầu hết các phim hollywood, chắc vì chúng quá dở và mô tuýp lặp đi lặp lại.

The best of youth (La meglio gioventù) : là phim đầu tiên hiện ra trong đầu, đáng nhẽ phải viết review phim này cho tử tế, bởi thật là một bộ phim tuyệt vời. Phim dài, chia thành 6 tập, mang hơi hướng saga, mà tôi thì vẫn luôn thích những tác phẩm dài hơi. Qua cuộc đời của hai nhân vật chính Nicola và Matteo, một vài thập kỷ của nước Ý được tái hiện lên phim trong những màu sắc tươi sáng đặc trưng. Sự cô độc yếu đuối của Matteo, sự dịu dàng nhẫn nại đầy nữ tính của Nicola, ánh mắt của Giorgia trong cuộc chạy trốn - phiêu lưu định mệnh của ba người, nụ cười rạng rỡ của Mirella, và quan trọng là những tình cảm trong sáng và chân thành giữa những người trẻ tuổi ấy, trải qua bao năm tháng đầy sóng gió vẫn không hề vẩn đục, quả thực rất khó quên đối với tôi - Một kẻ xem phim theo kiểu nhồi nhét và có lẽ đã quên đến quá nửa số phim mình đã từng xem. 

Tropa de Elite 2 : nhiều người cho rằng cùng với City of God, Tropa de Elite là hai phim xuất sắc nhất của nền điện ảnh Brazil. Tôi thì thích Tropa de elite hơn nhiều. Và không thể ngờ rằng phần 2 lại còn vượt xa phần một. Cuộc sống là một con đường nhận thức, từ phần 1 đến kết thúc phần 2, nhận thức của nhân vật chính, đội trưởng Nascimento đã đi được một quãng dài. Anh đã hiểu được đất nước mình một cách sâu sắc. Trong quá trình đấu tranh giữa thiện và ác, cái quan trọng hoàn toàn không phải là lý tưởng, cái quan trọng chính là bạn phải hiểu mình đang làm gì, có một ý chí của riêng mình. Nhận thức của các ý chí tự do tập hợp lại trở thành nhận thức của xã hội, và điều đó sẽ thay đổi thế giới, chứ không phải là các cuộc cách mạng.

Kawaita hana (pale flower) : một film noir về yakuza. Đạo diễn Shinoda chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hư vô (mọi sự đều được phép, bởi tất cả chúng ta rồi sẽ chết). Một bộ phim ấn tượng, đầy bóng tối. Cái kết hẫng hụt. Một điểm tôi thấy hơi dở là diễn viên nam chính, anh này có đôi mắt quá đàn bà, chả hợp với vai diễn tí nào. Diễn viên nữ chính với gương mặt đẹp kiểu trẻ con, đầy đủ và trống rỗng thì lại rất hợp. Dù sao thì vẫn hay hơn phim hollywood thời nay nhiều.

Kamikaze girl : vì em Kyoko Fukada mà xem phim này. Không thất vọng tí nào.

Kikujiro (takeshi kitano) : thì vẫn điển hình takeshi kitano của dolls, hanabi, zatoichi, cái khác là phim này vui hơn vì ông ấy đi với cậu bé vào một chuyến phiêu lưu đi tìm mẹ, đi qua những vùng quê hoang vắng của Nhật bản, bởi vì tuổi trẻ luôn cần những chuyến đi xa.

Romanzo criminale : dịch ra là Một tiểu thuyết về tội phạm, phim Ý có em Giorgia của la meglio gioventu, trong phim em ý đóng vai phụ. Đề cập đến một khía cạnh khác : chính phủ Ý đã từng dùng mafia để chống lại Red brigade - một tổ chức khủng bố theo chủ nghĩa Mác-Lenin những năm 70-80. Tuy nhiên phần lớn phim vẫn là miêu tả quá trình hình thành, thịnh vượng và suy tàn của một tổ chức mafia trẻ.

Swordmen (Wu xia) : võ của chung tử đơn + phong cảnh làng quê miền núi vừa lạ vừa đẹp = phim giải trí hay. Giá mà Kim thành vũ biết diễn võ giỏi hơn thì tốt.

Trollhunter : phim lạ của Na uy, hư cấu khá giỏi.

The magnificent seven : classic, làm lại từ seven samurais, tất nhiên là dở hơn nguyên bản nhiều. Ngoài anh cầm đầu thì các nhân vật khác tính cách nhạt nhòa, dễ quên.

Horrible bosses + the other guy : film hollywood, hài, nhảm nhí nhưng mà xem để cười thì cũng vui phết.

Chak de India : phim thể thao ấn độ, làm theo phong cách hollywood, thỉnh thoảng xem để thay đổi khẩu vị một chút.

3 idiots : phim ấn độ, mà lại rất hay ! Có lẽ là hay nhất từ trước đến giờ, trong những phim ấn tôi đã xem.

Ocean heaven : một góc khác của Lý liên kiệt. Thử nghiệm cái mới, không hẳn là hay.

Queen to play : phim pháp, vì xem lại East West (đông tây) rồi search diễn viên nữ. Một trong số rất ít phim về cờ Vua.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

yeah, control freak of mine

Radiohead - No Surprises



Suffocated
Suffocated

Suffocated

Come and SAVE ME




Kiri (*)

You complete my fate
The world unwinds inside of me
You complete my fate
The halo crawls away

You repeat my fate
Rewinding all we can
You refill my place
You refill my place

Come and save me
Come and save me
Come and save me
(Believe in me Drink the wine Take my hand Fill me up)
Come and save me
(Believe in me Drink the wine Take my hand Let me follow)
Come and save me



Single version


------

(*): Opening theme of anime Ergo Proxy, one of many japanese animes that made the word "anime" no longer "less" than movie, in any artistic means. From the same producer as Samurai Champloo.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

To stay myself a little longer ...




Inner universe


Angely i demony kruzhili nado mnoj
Rassykhali ternii i vechnye puti
Ne znaet schast'je tol'ko tot,
Kto ego zova ponyat' ne smog...

Naljubuites', naljubuites'
Aeria gloris, Aeria gloris

I am Calling Calling now, Spirits rise and falling
Soboj ostat'sya dol'she...
Calling Calling, in the depths of longing
Soboj ostat'sya dol'she...

Stand alone... Where was life when it had a meaning...
Stand alone... Nothing's real anymore and...

...Beskonechnyj beg...
Poka zhiva ya mogu starat'sya na letu ne upast',
Ne razuchit'sya mechtat'...lyubit'...
...Beskonechnyj beg...

Calling Calling, For the place of knowing
There's more that what can be linked
Calling Calling, Never will I look away
For what life has left for me
Yearning Yearning, for what's left of loving

Soboj ostat'sya dol'she...
Calling Calling now, Spirits rise and falling
Soboj ostat'sya dol'she...
Calling Calling, in the depth of longing
Soboj ostat'sya dol'she...

English:

Angels and demons were circling above me
through the thorns to the stars
The only one who doesn't know happiness
is the one who couldn't understand its call

I am Calling Calling now, Spirits rise and falling
To stay myself longer...
Calling Calling, in the depth of longing
To stay myself longer...

Stand alone... Where was life when it had a meaning...
Stand alone... Nothing's real anymore and...

...Endless run...
While I'm alive, I can try not to fall while flying,
Not to forget how to dream... how to love
...Endless run...

Calling Calling, For the place of knowing
There's more that what can be linked
Calling Calling, Never will I look away
For what life has left for me
Yearning Yearning, for what's left of loving

To stay myself longer...
Calling Calling now, Spirits rise and falling
To stay myself longer...
Calling Calling, in the depth of longing
To stay myself longer...



Super cute !

Some recent films (2)

King's speech, ầm ĩ Oscar, giải này giải nọ, thực rất nhạt nhẽo, chẳng qua là phim có dính tí đến hoàng tộc anh.

Unknown, Liam Nelson, cũng được, hơi giống và không bằng phim cứu con gái cũng của Liam Nelson gần đây, không nhớ tên.

Bi, đừng sợ, rẻ tiền và đần độn, giống hệt các phim vn. Nếu có cái khác thì đây là một bộ phim đần độn của một thằng đạo diễn muốn làm phim nghệ thuật, vì vậy nó khác với các phim đần độn làm bởi những thằng đạo diễn muốn làm phim thị trường.

Vừa xem Người tù Papilon xong thì lại đụng The way back, cũng là phim vượt ngục nhưng thiên về phiêu lưu hơn, một nhóm 7,8 người tù ở giữa Siberia trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2 vượt ngục, hành trình của họ đi qua Siberia lạnh giá khắc nghiệt khủng khiếp, qua những thảo nguyên của Mông Cổ, và bởi vì Mông cổ cũng là communist, họ lại phải chạy tiếp, qua những sa mạc và cao nguyên khô cằn của miền tây trung quốc, chạy đến Tây tạng, rồi lại chạy tiếp đến Ấn độ thuộc Anh. Phim phiêu lưu khá được.

Bedevilled (hoặc be devil), một phim noir của HQ khá hay, chỉ cái kết là hơi kém thỏa mãn một chút, tuy như thế là logic.

Crazy Heart, xem để thấy một thằng già nghiện rượu nhưng đã từng có tí danh trong một tháng cũng kiếm được nhiều gái hơn mình trong một đời.



Some recent films

Xem nhiều mà ít phim hay.

-Black Swan : như thường lệ những phim đình đám Oscar những năm gần đây đều trung bình, chỉ có bơm thổi là giỏi.

-Hôm nay xem True Grit của anh em nhà Coen và Spielberg, western khá được, ngang cơ với phim xem hôm nọ là Open Range, realist, down to earth, hardcore actions. Chỉ có cái kết của True Grit là hơi dở, tôi nghĩ ko cần thiết lắm. Đây là bản remake của bản 1969.

-Tối qua, Limitless, ý tưởng khá mới, tiết tấu nhanh, hấp dẫn, tuy phim này có vấn đề về logic và moral.

-The lost bladesman, Chung tử đơn, cũng khá, võ thuật tốt như thường lệ, cách nhìn mới về chuyện thời xưa : Lưu Bị, Khổng Minh với vẻ ngoài nhân từ thật ra cũng chỉ như các kẻ khác thôi, đều là "sói". Tào Tháo ít ra còn là một con sói chân thật. Tất nhiên trong thực tế thì sói Tháo cũng chả hơn gì sói Bị, nếu ko muốn nói là kém, và Khổng Minh thì thực là một thiên tài, không giống như phim hư cấu.

-The secret in their eyes (it's love) : một bộ phim điều tra Argentina với cốt truyện đơn giản, nhưng cách dẫn dắt rất tốt, chậm rãi ko giống phim Hollywood

-Doom, trung bình thôi, nhưng nếu đặt cạnh các phim chuyển thể từ game khác, thì phải nói là quá hay !

The social network - film (2010) and reality

The skill of modern "culture" is to leave the modern audience secure in their ignorance.
Or should I say, their happiness ?

Kết thúc bộ phim nổi đình nổi đám năm qua với một cảm giác dạo này đã trở nên quen thuộc : chả hiểu phim thế này thì có quái gì mà xôn xao dư luận, giải này giải nọ kinh vậy ?

Cái làm tôi suy nghĩ, là thành công của Facebook trong đời thật. Nếu film nói đúng thì giá trị của Facebook hiện nay đã lên đến vài chục tỷ usd, thật kinh khủng. Và nó còn gia tăng liên tục. Nó là một mạng xã hội ảo trùm lên quả địa cầu. Vậy chắc hẳn sự thành công đó không chỉ đến từ năng lực quảng cáo, dịch vụ tốt, ý tưởng sáng tạo. Nó phải có một nguyên nhân sâu xa hơn. Một nguyên nhân mang tính thời đại, mang tính bản chất cho xã hội hiện nay.

Đây là một vấn đề phức tạp mà có lẽ nhiều người đã nghiên cứu, tôi chỉ muốn nói đến nhận xét đơn giản mang nhiều tính trực giác của mình : thành công của FB đến từ tình trạng phổ biến của thời đại này : sự thu giảm cái tôi và năng lực tư duy cá nhân; nhu cầu tự yêu mình (narcissistic need); số lượng lao động văn phòng ngày một nhiều, những nô lệ cổ cồn trắng; khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ngày càng trở nên kém cỏi của giới trẻ. Còn nhớ cách đây vài năm, phong trào blog nở rộ. Tôi đã từng rất ghét cái phong trào đó, bởi 100 blog thì có đến 90 cái có mùi narciss, tôi thế này, tôi thế kia, tôi, tôi, tôi. Me. Myself. Just be me. Can't be anything but myself v.v... (But you sucks, sometimes I want to shout) Nhưng blog vẫn là cái gì thiên về viết lách hơn, còn giờ để narciss trong FB thậm chí không cần có khả năng viết một câu hay. Đồng hành với sự ngu dân luôn là sự gia tăng tính tập thể, như M. nói về blog : nhiều gái viết blog như cởi quần áo trước một tấm kính trong suốt, mỉm cười nghĩ như thế đã là đủ kín đáo. Họ ngắm nhìn mình, ngắm nhìn nhau. Dù vậy về độ connect thì blog sao so được với FB. Tôi nhớ có những profile mà đọc một chút đã biết là em này yêu anh nào trong bao lâu rồi xảy ra những chuyện gì, hôn nhau lần đầu ở đâu thậm chí lần đầu quan hệ là năm thứ mấy đại học, tất nhiên là phải luận một chút. Tất cả những chuyện đó đều có thể view ở tầng friend, cỡ vài trăm, hoặc friend of friend, bình phương số trước lên. Trong số vài trăm friend đó có bao nhiêu người thực sự là bạn ? Có điều buồn cười rằng khỏa thân uốn éo, phô bày sự đần độn của mình trước đám đông ô hợp thì không thành vấn đề, nhưng chỉ cần có người thực sự care và nói ra những sự thật, thì phần lớn phản ứng thông thường là narcissistic rage. FB đã cho một công cụ để thực hiện điều đó rất tốt : block. Một profile hoàn toàn biến mất khỏi tất cả các view của một profile khác, dường như không tồn tại. Số friend lớn gây ảo tưởng an toàn về sự giàu có quan hệ xã hội nên việc cắt bỏ một quan hệ không phải là gì đáng suy nghĩ. Cuộc đời thực là một biển lạnh lẽo, nhưng nó ở rất xa.

Cái kể trên thật ra cũng chỉ là thứ yếu thôi. Những nô lệ văn phòng kiêm máy tiêu dùng ngoan ngoãn được FB cung cấp một dịch vụ tối quan trọng : được nói ra những thứ linh tinh vớ vẩn và được nghe những thứ linh tinh vớ vẩn. Những thứ đó là vô cùng thiết yếu, nó lấp đầy sự trống rỗng của đời sống công sở và những mục tiêu vật chất vô tận. M. nói thực ra thì FB đã làm được gì cho xã hội ? Nó có làm cho người ta hạnh phúc hơn không ? Tôi nghĩ là không, nhưng giống như rất nhiều thứ bán chạy khác, nó có khả năng gây nghiện và tê dại mà người ta không hề hay biết. Phù hợp với xu thế thời đại, nó tăng cường khả năng blah blah blah ^^ =)) của mọi người, giảm thiểu suy nghĩ, làm ơn nghĩ càng ít càng tốt.

Chủ nghĩa tư bản và tiêu dùng biến con người thành cỗ máy. Ở thời kỳ đầu (nửa đầu thế kỷ 20) thì cuộc sống của các đơn vị máy quá khổ cực, ví dụ như đời sống được miêu tả trong truyện của Gorki, O. Henry, hay Steinbeck. Con người bất mãn, thiếu thốn về vật chất, đừng nói đến tinh thần. Sau đó càng ngày công nghiệp hóa càng hoàn thiện, những người ở tầng lớp nghèo khổ nhất cũng đủ sống, ví dụ lương thất nghiệp ở Đức được những 1000e, người ta chỉ bất mãn về tinh thần thôi. Có lẽ giờ đây là thời kỳ của sự xoa dịu tinh thần, sự xoa dịu cuối cùng, sự trơ lỳ cuối cùng. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn hoàn thiện, nó sản xuất ra một thứ gần giống như sự hạnh phúc, đó là sự chấp nhận về một thực tế hiển nhiên : bạn là một phần của một tập thể, hơn là một cá nhân. Một phần tử của network-sector. Tính độc đáo và sự riêng tư ngày càng bị tiêu diệt. Thức ăn tinh thần được sản xuất hàng loạt như fast food, được cung cấp đến tận từng cá nhân, được tiêu thụ, và tất nhiên là thu về lợi nhuận khổng lồ. Độ dinh dưỡng của nó cũng giống như món fish and chip. FB là một công cụ hoàn toàn tương thích với xu thế đó, vì vậy nó thành công.



Hard candy (2005) - a little over the top



Một bộ phim low-budget với sự tham gia của Ellen Page (gần đây nổi với Juno và Inception). Đề cập đến một chủ đề nhạy cảm là chuyện xâm hại trẻ em và án phạt cho những kẻ phạm tội như thế nào là thích hợp, thông điệp của phim có thể là chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Phim mở đầu khá teen : hai bạn chat hẹn hò lần đầu tiên, nhưng nhanh chóng sau đó là một seri những bất ngờ và bạo lực, thậm chí có phần hơi đen tối quá mức. Cá nhân tôi không ủng hộ thứ công lý một chiều, vì bất cứ cái gì giáo điều đều có thể trở nên xa rời cái thiện. Ví dụ câu "đàn ông mà đánh phụ nữ thì tức là đàn ông sai, đàn ông là kẻ chả ra gì" nghe thì có vẻ đúng, về mặt bản chất, nó không khác gì với một câu bây giờ đã tuyệt chủng nhưng khá thịnh hành cách đây khoảng 10 năm "ô tô xe máy đâm nhau thì chắc chắn thằng ô tô có lỗi". Nếu phụ nữ là một con bitch nó sỉ nhục những gì người đàn ông cho là thiêng liêng nhất thì sao ? Nếu nói lý lẽ và phân tích với nó vô ích thì sao ? Phải ngậm bồ hòn tránh voi ? Tôi cho rằng để phán xét bất kỳ một điều gì, một ai, cần có con mắt đa chiều vì phán xử một con người luôn là một điều hệ trọng.

Bây giờ thì đến câu "kẻ cưỡng hiếp và giết trẻ con phải chết." Tôi hoàn toàn đồng ý, tù là không đủ, phải tử hình. Mặt khác đó là một điều quá hệ trọng - cái việc kết thúc một sinh mạng, cần phải chắc chắn rằng kẻ bị tội thực sự đã phạm tội. Cần tòa án, hoặc nếu không cần tòa án đi nữa, ít ra phải đủ bằng chứng. Và hãy để cho những người thi hành luật pháp, thi hành luật pháp.

Jeff: Who are you ?
Hayley: It's hard to say for sure.
Hayley: Maybe not a Calabasas girl
Hayley: Maybe not the daughter of a med school professor.
Hayley: Maybe not even a friend of Donna Mauer.
Hayley: Maybe not even named Hayley.
Jeff: Who the hell are you ?
Hayley: I am every little girl you ever watched...
Hayley: touched, hurt,
Hayley: screwed, killed.

Hard candy rất ấn tượng, đúng, nhưng có lẽ chưa chắc là ấn tượng tốt. Có nhiều đoạn tôi thấy khá phản cảm khi để cho cô bé Hayley làm những việc quá tàn bạo. Thủ đoạn bất ngờ và sự tính toán của Hayley ở đẳng cấp của Joker trong The dark knight. Nói năng cũng giống. Và chính cái đó ở trong hình hài một cô bé làm người xem không đồng tình. Cái cảm giác khó chịu nhiều khi xuất hiện khi tôi xem Tom and Jerry vì con chuột quá ác, mặc dù nó ở trong vai kẻ yếu như tôi chả thấy nó yếu gì cả, cứ hành hạ con Tom suốt. Tôi vốn có cảm tình với một Ellen Page thông minh nhỏ nhẹ từ Juno, Hard candy đã làm hỏng phần nào hình ảnh đó.

Nói gì thì nói, Ellen Page là một diễn viên thực sự có tài.
-----

imdb : 7.2



Party 7 (2000), Funky forest (2005), Tampopo (1985)

Party 7



Weird film. Tất cả diễn ra trong một căn phòng khách sạn. 7 người. 1 mối tình tay ba (không thành). 1 hotgirl. 7 losers. Nhìn trộm là cả một nghệ thuật, đừng có coi thường. =))

Funky forest


Funky forest is the weirdest film I've seen. Sur-surealism and overdose-symbolism. Katsuhito Ishii... The cutscreen above is the Guitar brothers. Till now I still wonder what the F that means. =))

Staring many popular and pretty faces. Such as :

Mariko Takahashi (trong vai một học sinh cấp 1)

Rinko Kikuchi (cũng là học sinh cấp 1, cùng lớp bạn ở trên, sau này vào vai Naoko trong Norwegian Wood, trời ơi, với cái mặt già này.)




Erika Nishikado



Tampopo



Best Ramen Girl (2008) easily. Not that Ramen Girl is bad at all. Excellent food-film makes you hungry. But first, respect the pork ! : ))





Ikiru (1952) - To live

There're still cats in rat's alley.




Có người nói : Kurosawa is Kafka going Kawabata. Tôi đồng ý cả hai tay ! Phải bao nhiêu chục năm nữa nền điện ảnh thế giới mới quay lại thời kỳ hoàng kim với những bộ phim chân thực và đẹp như thế này ?

Ikiru nghĩa là sống. Sống, vốn rất dễ mà cũng thật khó. Tất cả đều biết nhưng rất ít người làm được.

There's a little cat on a branch of a tree. It's late and it's time to eat. A big cat already cooked dinner, now it's looking for the little one. Junior P., where r u ? - Junior P. is actually sleeping, its mouth's open, ugly. Hear the call of the big one, it wakes and falls to the ground, dirty, moaning a little. Then it runs to home. But along the road there's a pond. Junior P. says hi to uncle Fish and remembers uncle Fish has some savings. The two go on to discuss over gold's uptrend for the next two hours. - And hic, stomach boils, I'm so hungry, this is actually a sad story. :p

Valley of flowers (2006)

Thuộc thể loại international film, Valley of flowers có khởi đầu hơi giống Ngọa hổ tàng long : một mối tình giữa chàng tướng cướp và một cô gái xinh đẹp hoang dã và bí ẩn. Bối cảnh là cao nguyên Tây tạng trong thế kỷ 18, và các vùng lân cận, trải rộng từ Ấn độ đến Trung hoa. Những rặng núi đỉnh phủ tuyết trắng, hoang mạc bụi và đá sỏi, bầu trời xanh ngắt, những khu rừng, những dòng sông và những thành phố kỳ lạ. Nó làm tôi nhớ đến Kekexili (Kẻ kẻ tây lý, 2004). Tuy có một nội dung khác hẳn, Thung lũng hoa không chân thực và cảm động như Kẻ kẻ tây lý, may mắn là ít ra nó vẫn là một câu chuyện có đầu có cuối với triết lý phật giáo, không ngu ngơ vớ vẩn như Ngọa hổ tàng long.




Phim quay rất đẹp, chả hiểu sao làm poster rất dở, không có cái nào tử tế. Tạm lấy cái này vậy:



Nàng Mylene này cũng là một lý do làm cho phim đáng xem. Nếu không google, khó có thể nhận biết là người nước nào, Ả rập, Ấn hay Âu, một vẻ đẹp rất exotic.



Because the blood in my veins, it’s a volcano of passion

Continue a string of loser-masochistic-unrequited latin love songs.




Who is your embrace going to deceive now?
Who are your lips going to tell lies to now?
To whom are you going to say “I love you” now?
And later in the silence you will give your body
You will spend the time on the pillow,
He will spend a thousand hours in your gaze
and he will spend the life loving you…
Who will it be?

And who’s gonna write poems and letters to you?
And who’s gonna tell you his fears and faults?
Who are you gonna let sleep on your back?
And later in the silence to whom will you say “I love you”?
Whose breath will you stop on your face?
Who will lose his way on your gaze?
And who’ll forget his life while loving you?
Who will it be?

Who will it be If it’s not me?
I look at myself and cry in the mirror and I feel stupid; ilogical.
And then I imagine you giving away the scent of your skin,
Your kisses, your eternal smile and even the soul in a kiss,
in a kiss goes the soul,
In my soul is that kiss that could have been.

Who are you gonna leave your aroma in the bed to?
Who’s gonna be left with the memory tomorrow?
To whom will the hours calmly pass through?
And then in the silence he’ll long for your body…
In whose face will time pass?
Who will spend a thousand hours on the window,
and who will lose his voice just calling you?
Who will it be?
Who will it be?

Who will it be If it’s not me?
I look at myself and cry in the mirror and I feel stupid; ilogical.
And then I imagine you giving away the scent of your skin,
Your kisses, your eternal smile and even the soul in a kiss,
in a kiss goes the soul,
In my soul is that kiss that could have been.

Who will it be?

-----------



Have always liked Marc Anthony's songs. Best latin voice in my opinion.



Private emotion

199x - decade of good music clips.



Blow, blow, blow... whoa

Good, but LOL





I don’t care, I just wanna be yours

I know I told you I’d
Never love you the way that I did again
After all that you did to me
But I got to say

I don’t care, I just wanna be yours
And I am trying everything in my power
To never ever say
Please come back to me
But I got to say

Promised me
You’d always be
You’d never let me go
You took the ring and
All the things that came with being my girl

The tragedy as I walked through that door
you had your feet up over the seat
All I heard was screaming
It was just like a movie
Too real to be
That just can’t be my bride to be, no!

I was shocked this could be
never thinking one day I'd take
This blow blow blow
I was starting to feel like
I should kill everything that was moving--whoa
Never been in hell like this
Somebody wake me up

[Chorus]
I don’t care, I just wanna be yours
I know I told you I’d
Never love you the way that I did again
After all that you did to me
But I got to say

I don’t care, I just wanna be yours and
I am trying everything in my power
To never ever say
Please come back to me
But I got to say

Crazy boy was he just kept going
Cause she was the only one that had noticed me
Staring into the eyes
That I will one day call my babe
How could I’ve fallen so in love
With someone I’d known for years
Not even know that
She’d be the one
To reveal my worst fears

It was just like a movie
Too real to be that just can't be my bride to be no
I was shocked this could be
never thinking one day I'd take
This blow blow blow
I was starting to feel like
I should kill everything that was moving--whoa
Never been in hell like this
Somebody wake me up

I don’t care, I just wanna be yours
I know I told you I’d
Never love you the way that I did again
After all that you did to me
But I got to say

I don’t care, I just wanna be yours and
I am trying everything in my power
To never ever say
Please come back to me
But I got to say

I did'nt mean to do
All those things to you
Tell me what to do to make it up to you
I’ll do everything, anything that you want me to

I did'nt mean to do
All those things to you
Tell me what to do, oh, to make it up to you
I’ll do everything, anything that you want me to

Should I leave should I go
should I break apart
My mama said you would break my heart
I can’t believe you would sleaze you a slut a hoe
now you want to have a change of heart
Who’d have thought
That you would deceive me
Love of my life
You’re my queen like Evie
And you didn’t even tell me you leaving
I had to hear about it on Escandalo TV
now who's this man creeping in the back door
bout' to hit him with the fo fo fo
I know you keep saying that you loving me so
But why the hell you crushing him for, god damn now!
I don’t care that's what Ricky says
and if I catch him then he'll be dead
I don’t play that mommy
Now back to the jerk you go
I left your reeboks by the front door--kick rocks bitch.

I don’t care, I just wanna be yours
I know I told you I’d
Never love you the way that I did again
After all that you’ve been to me
But I got to say

I don’t care, I just wanna be yours and
I am trying everything in my power
To never ever say
Please come back to me
But I got to say

Sorry baby

-----

Spanish version



Once upon a time in Mexico (2003) - Irgendwann in Deutschland...

Malaguena salerosa (Những cánh hồng từ Malaga) - guitar solo intro



Không hiểu sao tôi rất có cảm tình với phim này, xem rất nhiều lần, dù nó thật ra không hẳn là một bộ phim hay. Có lẽ tôi đã thích nó cùng một cách với cách tôi thích nhạc latin, tôi đã từ chối sự thật về nội dung để giữ gìn nguyên vẹn cảm nhận về sự nồng nàn. Thêm nữa, Banderas vào vai một latin hero rất cool : tóc búi ngược ra sau, gẩy guitar, chơi shotgun nòng ngắn. Còn Salma Hayek vẫn luôn ngọt ngào, nóng bỏng. Ngắm hai người âu yếm trong khi nghe chất giọng ấm áp như khăn len mùa đông của Hayek hát Siente mi Amor là cả một niềm vui. Đấy cũng là một bài hát tôi thuộc dù không biết tiếng, giống như Shura no Hana và Belle.


Siente mi Amor

siente mi amor
siente mi amor

una historia sin tiempo
que no tiene fin
un amor como el nuestro
no, ni nunca podrá morir
quiero ser en tu alma
momento feliz
te amaré por siempre
viviré dentro de ti

en los días de dolor
siente mi amor
que vendrá con el viento
que vendrá con el sol
en los ojos de Dios
lejos de ti
me verás en sueños
sentirás mis besos
me oirás reír

si te sientes solo
y estás en silencio
piensa en mis caricias
y en nuestros secretos
quiero ser en tu alma
momento feliz
te amaré por siempre
viviré dentro de ti

en los días de dolor
siente mi amor
que vendrá con el viento
que vendrá con el sol
en los ojos de Dios
lejos de ti
me verás en sueños
sentirás mis besos
me oirás reír

me oirás reír

siente mi amor
siente mi amor

Quedate aqui

Stay here
In my arms
Stay here
For me,

And don't tell me you love me
Don't tell me you adore me
Just tell me you'll stay
A lifetime beside me.

Take me with you
Take me to your desire, to a place
Where I don't have to promise no more
Where I don't have to lie no more
Where I can exist only for you.

And don't ask me if I love you.
don't worry about what I think
For I'm completely yours, my own way.

When I want to be your dream
I demand more than your kisses
I want to give you all what I feel and more than that.

Carolina: What do you want in life?
El Mariachi: To be free...
Carolina: Simple.
El Mariachi: No.

Lang thang từ thị trấn này đến thị trấn kia, đánh đàn trên nóc các lâu đài cổ, thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, quyến rũ một người đẹp trá hình chủ tiệm sách buôn thuốc phiện. Spirited away.

Không, chả đơn giản chút nào.

Sad theme - composed by Robert Rodriguez




The taste of tea (2004), Ping pong (2002), Rajio no jikan (1997)

Sau khi xem Survive style 5+ với kiểu siêu thực rất ấn tượng, tôi bắt đầu xem một lượt các film nhật hiện đại. The taste of tea của đạo diễn Katsuhito Ishii làm theo kiểu khá lạ, có lẽ không hẳn là siêu thực mà gần với hiện thực huyền ảo (magical realism) loại nhẹ hơn. Tiết tấu chậm, nhịp điệu nhẹ nhàng và thoáng đoãng mang hơi thở của vùng thôn dã rừng núi, các nhân vật chính của phim có gì đấy kỳ lạ, không ăn khớp với bối cảnh thôn quê lắm, và đều thú vị theo những cách khác nhau. Người xem có cảm giác mình là một vị khách vô hình ngồi trong nhà gia đình này, quan sát họ một cách tò mò, thỉnh thoảng lại bị họ làm cho bật cười, và luôn thấy thoải mái trong bầu không khí ấm cúng đặc trưng có ở các gia đình thương yêu nhau. Thế giới mà Ishii tạo ra lần này tràn ngập trong sự chậm rãi và trong lành của những cánh đồng và những khu rừng, con người trở nên lắng đọng hơn, rồi họ và người xem có thể tự nhìn vào bản thể của mình với một đôi mắt giản dị, trong sạch.



Note : Tên phim, Vị của trà (The taste of tea), có lẽ lấy từ một cách nói của người Nhật. Họ gọi những người thờ ơ với những cảnh bi hài trong cuộc sống riêng tư của đồng loại là "những người thiếu hơi trà". Ngược lại, những ai thô lỗ tự cho phép mình buông thả theo sự dung tục, không biết cách kiềm chế để vượt qua những thảm kịch của thế gian thì bị gọi là "những người dư chất trà". (Theo Trà thư - Kakuzo Okakura)

---



Phim về bóng bàn. Xem hết nửa đầu tôi thấy hơi nản, vì Ping pong chả có vẻ gì đặc biệt, một câu chuyện về đôi bạn cùng nhau phấn đấu trở thành cần thủ bóng bàn xuất sắc, thế thôi. Nhưng quả thực là đối với một tác phẩm, đoạn kết là quan trọng nhất. Cái kết của Ping pong làm cho bộ phim đơn giản và có phần lê thê hay hơn hẳn. Xem xong, người ta thấy Ping pong không hẳn là một phim thể thao, thực chất nó khắc họa tinh tế tình bạn, tình đồng nghiệp và thầy trò. Và quan trọng hơn cả, vẫn là khắc họa tinh thần dấn thân Nhật bản : anh là điều anh làm. Dù anh có tầm thường đến đâu đi nữa, sẽ vẫn có một thứ gì đó mà anh làm tốt nhất, hãy theo đuổi nó bằng tất cả sức lực và tâm hồn của mình, không bao giờ được từ bỏ. Và rồi sẽ có lúc, anh sẽ phải ngạc nhiên bởi sức mạnh của sự dấn thân ấy.

---



Tên phim dịch ra là Radio Hour. Tên phát hành ở nước ngoài là Welcome back, Mr. McDonald. Tất cả câu chuyện xảy ra trong một đài phát thanh. Mục đọc truyện live đêm khuya, một minh tinh nữ dở chứng không muốn vào vai nhân vật tên Ritsuko, nhất định đòi đổi thành Mary Jane. Ta xem để thấy câu chuyện tình của nàng Ritsuko làm việc của một cái shop con ở Nhật biến hóa một cách không ngờ thành câu chuyện của súng đạn, tàu vũ trụ, luật sư, McDonald ở Chicago như thế nào. Đơn giản, hài hước mà vẫn rất ý nghĩa.



Inception (2010) - Mind game without substance goes only so far

(3/11/10)

Very similar to Mind Game (a japanese anime), and a lot weaker. Impressive for the first view, but just like The Dark Knight, Nolan's Inception isn't that good when looked closely.



Bây giờ mới xem phim này, kể ra hơi muộn. Sự thật là gần đây việc đi xem rạp không khiến tôi thấy vui thú gì. Có thể do xem ở nhà, dù muộn so với phong trào, thoải mái hơn hẳn : tôi có thể vừa xem vừa quấn chăn và uống các loại thức uống nóng. Tôi có thể bỏ ngay một phim dở, chuyển sang phim khác. Hoặc do tôi phần nào đã quá quen với phim tiếng anh và phụ đề tiếng anh, không muốn xem tiếng việt nữa. Và có lẽ, là do bây giờ phim được mông má quảng cáo quá nhiều, quá giỏi, toàn bom tấn, siêu phẩm gì đó, nhưng thực tế thì sao ? Tôi thấy chả đáng để bỏ ra hơn 100k đi xem ngay khi trình chiếu lần đầu. Avatar chẳng hạn, ầm ĩ như thế mà chả gây ấn tượng gì với tôi, chỉ thấy giống một cái game nuột nà. The dark knight, xem lần đầu thấy rất hay, rồi sau đó suy nghĩ kỹ, thì không có gì sâu sắc đọng lại. Giờ là Inception, quay đẹp, kỹ xảo thú vị, nhưng ấn tượng nó gây cho tôi còn kém cả The dark knight. Xem được hơn nửa tiếng, tôi đã hết tò mò. Bề ngoài Inception là một bộ phim sâu sắc, thông minh, một smart film. Nhưng có thật vậy không ? Một bộ phim thông minh thì lại thường không thu hút đại đa số khán giả. Lợi nhuận và nghệ thuật luôn đối nghịch nhau. Cái có thể bán được nhiều vé, chỉ là những bộ phim có vẻ thông minh. Tại sao có thể kết luận như vậy ?

Thứ nhất, chính là tính original của film. Những người ít đọc và xem có thể nghĩ rằng Christopher Nolan đã cho ra đời một bộ phim hoàn toàn original. Thực tế ngược lại. Inception dựa trên một triết lý : cuộc đời chính là một giấc mộng, hiện thực và mộng ảo đôi khi hòa quyện vào nhau, không thể phân biệt được thật giả. Điều này đã được nói đến vô số lần trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Ví dụ :

Giả bảo là chân, chân cũng giả
Không làm ra có, có rồi không.

Đây là câu đối trong phần mở đầu của Hồng Lâu Mộng, được viết cuối thế kỷ 18. Inception nói đến khái niệm một giấc mộng ở bên trong một giấc mộng, câu này nghe đã quá quen đối với những người thích văn hóa nhật như tôi. Nhiều giấc mơ lồng vào nhau, hay reality's loop, không phải là cái gì mới, Marquez đã từng viết về cảm giác này trong một truyện ngắn. Và nhiều tác giả khác nữa. Thậm chí tôi cũng đã viết về nó, vì tôi đã từng mơ kiểu này, một kinh nghiệm thật khủng khiếp. Limbo, trạng thái chìm đắm trong vô thức, gần như vĩnh viễn, tạo ra bởi sự chia nhỏ vô tận một khoảng thời gian hữu hạn trong thực tế (thời gian nằm và mơ), không nói đâu xa, chính là trạng thái cuối cùng của nhân vật chính trong truyện Xứ sở tàn bạo diệu kỳ và nơi tận cùng thế giới của Murakami. Nhân vật đó cũng đứng trước sự đấu tranh dai dẳng giữa hai việc ở lại xứ sở (limbo) đó và tỉnh lại, giống hệt như các nhân vật trong Inception.

Nếu không tính văn học thì sao ? Hãy chỉ nói về điện ảnh thôi. Tôi thấy Inception quá giống Mind Game. Cũng là những giấc mơ ở bên trong những giấc mơ, chúng phân nhánh, đôi lúc giao thoa, phức tạp, khó, hoặc không thể nhận biết. Cái khác là Mind Game có tính hệ thống cao hơn, khi kết thúc phim, người ta có thể dựa trên những chi tiết trong phim mà gây dựng lại một mạch hiện thực chính xác, logic, không có lỗ hổng. Inception không được như thế. Tôi ghét những tác phẩm che dấu kết cấu yếu bằng vẻ ngoài đa nghĩa, hiểu thế nào cũng được. Mà chính kết cấu không tì vết mới tạo nên chiều sâu, chứ chả phải mấy cái kỹ xảo uốn cong thành phố Pari.

Nếu nói về sub-conscious, nhất là vô thức tập thể, sự kết nối vô thức, và maze, hay mê cung của vô thức, không thể không nhắc đến Ghost in the Shell (GitS). Đứng cạnh GitS, hệ thống những tưởng tượng của Inception trở nên lỏng lẻo, dễ bị nhìn thấu. Như là nghịch lý thỏ và rùa chạy đua đứng cạnh nghịch lý con mèo của Schroedinger. Viễn tưởng của GitS nằm ở một tầm cao khác.

Thứ hai, Inception có quá nhiều điểm vô lý. Khi xem lần thứ nhất, ai nấy đều bị khung cảnh và màu sắc trong phim hớp hồn, sau đó lại bị những tranh luận và thắc mắc về những chi tiết nhỏ nhặt trong phim cuốn hút nên không để ý. Thật ra chỉ cần tỉnh táo lùi lại một chút, nhìn Inception một cách tổng quan, ta sẽ thấy sự vô lý đầy rẫy :

-Các định luật vật lý áp dụng được trong mơ. Ví dụ súng ống bắn nhau, mìn nổ, người đánh nhau, lực hút của trái đất v.v... Hơi buồn cười.

-Mơ vốn là một kinh nghiệm phi lý tính. Tôi không thấy nhân vật nào trong phim này mọc cánh bay hoặc dùng sức mạnh siêu nhiên cả, mà tôi thì suốt ngày mơ thế. Ai đó có thể nói rằng nếu làm vậy thì thằng target sẽ biết mình đang nằm mơ, nhưng thật ra có rất nhiều lúc mà thằng target nó đâu có nhìn, tội gì không dùng chui ?

-5 phút thực bằng 1 giờ mơ. Cứ cho là đúng đi, nếu não khi ngủ hoạt động nhanh hơn. Nhưng làm thế quái nào mà 5 phút mơ level 1 bằng 1 giờ mơ level 2. Đến đây thì rõ là bịa linh tinh, phi logic.

-Inception đề cao sức mạnh của giấc mơ và vô thức quá đáng, giống như Freud.

-Hack luôn khó hơn lập firewall. Tội phạm giấc mơ nguy hiểm như thế, mà công nghệ chống lại nó hầu như không có, hoặc yếu ớt. Trong GitS, nếu mà cứ gặp ai cũng chọc một đầu dây của hub vào đầu họ như trong Inception, có ngày cả vô thức lẫn ý thức của anh bị firewall của người ta đốt chết luôn.

-Nhiều người thích đời sống trong mơ hơn thực tế, dù biết mình đang mơ. Rõ vớ vẩn. Đây là một cái concept được khai thác nhiều, sự lựa chọn giữa thế giới thực tế màu xám và thế giới phi thực màu hồng. Thế giới phi thực được xây dựng bằng nhiều cách khác nhau trong các tác phẩm khác nhau. Như trong The Matrix, thì thế giới phi thực là hiện thực ảo tạo ra bởi máy móc, nó cấy vào đầu con người. Con người sống trong đó trải nghiệm những thực tế hoàn toàn tương tự với hiện thực. Họ có vị giác, xúc giác, khứu giác, họ có thể có cực khoái khi làm tình chả khác gì trong hiện thực, bởi máy móc thực hiện điều đó cho họ, kết nối cho họ. Họ vẫn có tương tác xã hội với các cá nhân khác trong một hiện thực ảo mang tính toàn cầu. Bởi vậy mới có những người chọn ở lại trong matrix. Inception dùng giấc mơ đơn lẻ của một hoặc vài người làm thế giới phi thực. Mà giấc mơ thì chỉ có hình ảnh, rất ít mùi vị và âm thanh, hầu như không có xúc giác. Không có các kinh nghiệm vật lý, thì đương nhiên cũng không có các cảm giác vật chất, và dẫn đến không có hạnh phúc. Có thể phân tích sâu về điều này, nhưng tôi nghĩ không cần thiết. Chả ai biết mình đang mơ (theo nghĩa đen) mà lại chọn không tỉnh lại cả. Thế giới trong mơ không đủ điều kiện để dùng như một thế giới phi thực màu hồng. Không nói đến chuyện thực giả, thì nó vẫn không làm người ta đủ sướng.

-------

Dù được hô hào quá xa giá trị thực, Inception vẫn là một phim hay, chiều khán giả, xem đã mắt, thiết kế khung cảnh khá độc đáo, cốt truyện bề ngoài phức tạp bên trong đơn giản, một phim giải trí đơn thuần. Tôi không nghĩ sẽ xem lại lần hai, nếu có thì chỉ để ngắm nàng Mal (Marion Cotillard) mà thôi :





---

imdb : 9.1, quá cao.



La dolce vita (1960) - She is by the sea

Even the most miserable life is better than a sheltered existence in an organized society where everything is calculated and perfected.


What can I say ? About this "The sweet life" ? Or should I say, The unbelievably bitter, unescapable numbness ?
Despite its name, maybe it is the darkest art film I've seen. Yet meaningful, and beautiful, inarguably.
It makes me tremble.
-Could I hold on to the truth, forever ?
-Of course. Have a little faith in me.

----------

imdb : 8.1 Not important. Some says this is the best film ever created, along with Eight and a half. I don't agree, but I understand them perfectly.

-----

Bonus : Anouk Aimee, really like her kind of beauty



A bittersweet life (2005) - the wrong side of the river

Life's but a walking shadow, a poor player that struts and frets his hour upon the stage and then is heard no more: It is a tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing - William Shakespeare.

Tên tiếng việt : Cuộc sống cay đắng ngọt ngào. Đây là một tác phẩm điện ảnh Hàn quốc hàng đầu, tôi có thể dùng từ "tuyệt đẹp" để nói về nó : từ nội dung phim, cách quay cận cảnh và ở góc hẹp, bố cục chặt chẽ, những đoạn hài hước đen ngang cơ với Quentin, nhạc nền chủ yếu là piano và violon làm nổi bật tính dramatic, đến diễn xuất của các nhân vật đều hoàn hảo. Một S-class, tuy Hàn quốc có rất nhiều phim hay ở tất cả các thể loại, cùng đẳng cấp với nó (theo tôi) chỉ có một số ít phim mà tôi nhớ được tên như là 3-Iron, Old Boy, Memories of Murder, Spring, summer, fall, winter... and spring, The Isle, Joint security area (cũng là Lee Byung Hun đóng vai chính). Ngoài ra còn có Taegukgi, 2009: lost memories, Tale of two sisters, cả My sassy girl nữa, phải nói là rất hay, nhưng để nói là tuyệt đẹp thì chưa đến. Sau này seri phim truyền hình nổi tiếng Iris chính là copy một phần lớn từ A bittersweet life.



Lần đầu tôi xem là bản tiếng đức. Sau này tôi có xem lại bằng bản tiếng anh. Tôi ngạc nhiên thấy xem bằng hai thứ tiếng khác nhau có thể đem lại những khác biệt lớn đến như vậy. Tiếng đức, với cách phát âm nặng, gằn nhiều lúc cộc cằn hợp với A bittersweet life hơn tiếng anh. Nó kéo cái thế giới chật hẹp, đen tối, tàn bạo trong film xuống sâu thêm một level nữa, nơi nhân vật chính Sunwoo của chúng ta (do Lee Byung Hun đóng) đi giầy bóng lộn, tóc chải mượt, lưng thẳng, mặc comple đen chỉnh tề, sống trong ánh điện neon và bóng tối ban đêm.

Sunwoo thực ra khá là bằng lòng với bản thân. Anh quản lý một cái club, La dolce Vita cho ông trùm Baek. (La dolce vita nghĩa là A sweet life, trùng tên với film, A bittersweet life chỉ là dịch thoát và là tên film bản tiếng anh, tuy vậy tôi thích tên A bittersweet life hơn). Ở đầu film, Sunwoo chậm rãi thưởng thức một tách cafe đường con con, ăn một cái bánh gato theo một cách gần như là âu yếm, trước khi dõng dạc đi như một người hùng, một lãnh chúa, băng qua địa phận mình cai trị, gọi một thằng đệ theo hầu để đập vỡ mặt vài thằng láo toét. "Mình là một thằng cha gangster thật bảnh" - có lẽ Sunwoo nghĩ như thế. Khởi đầu chỉ là một kẻ đâm thuê chém mướn, Sunwoo phục vụ cho ông chủ đã được bẩy năm. Như một con chó - từ mà Sunwoo sẽ dùng ở cuối phim.

Mọi sự diễn ra tốt đẹp cho đến khi ông chủ Baek có việc phải đi nước ngoài, và giao cho Sunwoo nhiệm vụ phải trông chừng cô bồ trẻ Hee-soo (Shin Min A), đồng thời điều tra xem cô có người tình khác nào không, như Baek đang nghi ngờ. Thế là Hee-soo xuất hiện trong đời của Sunwoo. Một cô gái đẹp, có lẽ là cô gái đẹp nhất Sunwoo từng nhìn thấy, khác hẳn các cô gái bao trong club. Thế giới của Sunwoo không có bất cứ điều gì gần như thế. Sunwoo nhìn cô bồ của ông chủ theo một cách gần như là rón rén, vừa tò mò vừa sợ hãi. Điều này thể hiện ở những góc quay khi họ gặp nhau : Sunwoo không dám nhìn thẳng, chỉ nhìn né sang hai bên, thấy mái tóc của Hee-soo, cách cô vén tóc lên qua tai, hoặc đôi mắt lúc cô ngước nhìn. Cô là một nhạc công cello. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên Sunwoo được nghe một cái gì hay và da diết như thế. Lần đầu tiên, anh cười. Anh không biết rằng thần chết thường ẩn sau ái tình còn lưỡi hái thì thường dấu đằng sau những bông hồng. Và Hee-soo là ánh sáng, là âm thanh vọng tới từ bờ bên kia con sông lớn. Con sông mà ngay cả từ trong vô thức, Sunwoo cũng biết mình kiếp này sẽ không bao giờ có thể vượt qua. Nhưng cuộc sống có những sự việc như cái van một chiều, nó xảy đến với anh, đột ngột không báo trước, và anh sẽ không bao giờ có thể quay lại như xưa, anh chỉ có thể tiếp tục dấn bước, dù có muốn hay không. Sunwoo phát hiện ra còn có những thế giới khác cái thế giới của bạo lực và tiền bạc của anh, phát hiện ra một sự thật : mình cũng có một trái tim, mình là một con người.


Tuy không phải là mới, cái cảm thức vừa ngọt ngào vừa cay đắng ấy vẫn rất xúc động. Cái cách Sunwoo chỉnh lại tóc trước khi đến đón Hee-soo, rồi quay ngoắt lại khi thấy bạn trai của Hee-soo ở đó. Sự bối rối xấu hổ khi Hee-soo hỏi có phải anh chuyên làm luật rừng không. Sự lưỡng lự giữa hai điều, phục tùng ông chủ, giết cả hai người tình trẻ hay là làm theo cảm xúc của mình. Tất nhiên Sunwoo mới đã được nhân tính hóa này sẽ chọn cách thứ hai. Từ đó cái thế giới mà anh đang sống sẽ hiện nguyên hình. Đấy là một địa ngục đầy giận dữ và cuồng nộ, một địa ngục hư vô. Cái Sunwoo có với Hee-soo là cảm tình, là sự ái mộ, có phần tôn thờ, là sự hàm ơn. Không phải là tình yêu. Cũng không phải là anh không muốn. Sunwoo không thông minh gì, nhưng anh hiểu được cái mênh mông khủng khiếp của con sông ở giữa hai thế giới của hai người. Cái đẹp của A bittersweet life không nằm ở sự phức tạp của cốt truyện, mà ngược lại, ở sự đơn giản, một chiều của nó. Nó phần nào giống một vở kịch hay được điện ảnh hóa. Lee Byung Hun diễn rất tốt, như thường lệ, anh là một trong những nam diễn viên xuất sắc nhất Hàn Quốc, không thể bàn cãi. Anh thể hiện được sự vỡ mộng cay đắng của một người về cuộc đời trước đây của mình; sự khai sáng cảm xúc; cái giằng xé nội tâm của kẻ hoàn toàn tuyệt vọng nhưng vẫn cố tự trấn an mình bằng cách tự nhủ mọi chuyện sẽ ổn thôi; sự đau khổ của người biết cuộc sống của mình sẽ kết thúc trước khi mình có câu trả lời cho những điều mình muốn biết. Tương tự như trong JSA, kiểu vai con rối của số phận này rất hợp với Lee Byung Hun.

Đây là câu chuyện nhỏ cuối phim :

One late autumn night, the disciple woke up crying.
So the master asked the disciple :

-Did you have a nightmare ?
-No.
-Did you have a sad dream ?
-No - said the disciple - I have a sweet dream.
-Then why are you crying so sadly ?

The disciple answered quietly, while wiping his tears :

-Because the dream I have, can never come true.

"Weil der Traum den ich hatte, niemals wahr wird."

-----------

imdb : 7.8 +1 (imdb khá racist, nên +1 hoặc hơn cho các film non-hollywood)

The lady of them all

Giờ mới biết cô này là một diễn viên nổi tiếng của Nhật, Yukie Nakama. Nàng Oboro đẹp như tuyết, kiên cường mà cam chịu của Shinobi : Heart under Blade (2005). Viết review về film này cũng lâu rồi. Trong film này còn có em Erika Sawariji trông như quả đào mọng nước, một diễn viên trẻ cũng khá nổi.


Bonus một cái tranh về Oboro, Shinobi's concept art.


Cô giáo nuôi dạy hổ Yankumi đầy nhiệt huyết của Gokusen (2002). Tv-series này thì mới xem. Yukie đóng vai một cô giáo mới ra trường, làm chủ nhiệm một lớp toàn nam sinh cá biệt, cặn bã của trường.


Xem nhiều mới biết thật ra con gái Nhật xinh nhiều hơn hẳn Hàn Quốc, chỉ vì bọn nhật thứ nhất là không thích đàn bà phẫu thuật thẩm mỹ, thứ hai không muốn mở rộng ra các thị trường quốc tế (ở thời đại bây giờ, tư tưởng bế quan tỏa cảng này quả thực khó hiểu), nên nói chung người nước ngoài khó biết nhiều về các celeb Nhật bản.

--------

(Không liên quan) Ở đây thì chắc chẳng bao giờ có một cái như thế này :



Moulin Rouge ! (2001) - Love is worth everything we pay

Một film nằm trong top 5 của tôi. Tôi không nhớ đã xem bao nhiêu lần, có lẽ chỉ ít hơn Vô gian đạo. Lần đầu tiên tôi xem Moulin Rouge, tôi nghĩ làm film musical được đến thế này là cùng. Cảm xúc giống như khi tôi xem The dark knight, nghĩ làm film anh hùng truyện tranh thì đến thế này là cùng. Nhưng lần thứ hai xem lại siêu phẩm người dơi mà imdb rate trên 9 điểm ấy, nó đã mất đi ánh hào quang hành động của lần đầu, nó tầm thường hẳn đi với chủ nghĩa anh hùng cá nhân mị dân đặc trưng cùng với triết lý thiện - ác ba xu của Hollywood. Trong khi ấy, cứ mỗi lần xem Moulin Rouge, tôi, và rất nhiều người khác nữa, lại khám phá ra mình vẫn có thể xúc động đến thế về một câu chuyện đã gần như thuộc nằm lòng, bởi để làm rung động trái tim con người, có lẽ không cần gì nhiều hơn là một thứ tự nhiên, đơn giản và trong sạch, như tình yêu.



Xem đã nhiều lần thế, vậy mà không biết bắt đầu từ đâu. Thôi thì trăm nghe không bằng mắt thấy, hơi tiếc là các clips trên youtube chất lượng hình ảnh và âm thanh không được tốt :

One day I'll fly away


Your Song


Không cần phải cố gắng nhớ lại hết những bộ phim mình đã xem, tôi có thể khẳng định với bản thân rằng Nicole Kidman của Moulin Rouge là cô gái đẹp nhất tôi từng thấy. Cô xứng đáng vào vai "viên kim cương" của Cối xay gió đỏ. Về ngoại hình, tất nhiên rồi, ai cũng có thể thấy vẻ đẹp theo kiểu glamorous lady của cô : cao, mảnh mai, mềm mại, làn da trắng, khuôn mặt đẹp, một nàng thiên nga thực sự. Nhưng không chỉ có thế, ở Nicole Kidman, nhất là Nicole của cái năm 2001 này, có những thứ khiến cô vượt xa những người đàn bà đẹp khác. Đấy có thể nói là sự viên mãn của một đóa hoa đã nở nhưng chưa quá lâu, đang ở trong thời kỳ đẹp nhất. Ở tuổi 34, cô đã khác hẳn Nicole Kidman sexy của Dead Calm (1989). Vầng trán rộng và cao, gương mặt thông minh. Là một người phụ nữ ý thức rõ rệt về nhan sắc của mình, trên mặt và trong ánh mắt của cô không hề có dấu vết của sự kiêu ngạo, lạnh lùng rất khó che dấu ở những cái mặt nạ rỗng tuếch khác, đặc biệt phổ biến ở những người đẹp châu á với vốn văn hóa thấp. Giống như Audrey Hepburn, cô là một người đàn bà lộng lẫy và gợi cảm chết người, vậy mà sắc đẹp ấy không hề tạo nên ở những người đàn ông những suy nghĩ dung tục, thèm khát. Hẳn là bởi chiều sâu tâm hồn của cô. Mặt khác tôi nghĩ mặc dù Nicole nữ tính hơn Audrey Hepburn, cô cũng hơn cả về sự ấm áp. Vào vai Satine, một kỹ nữ luôn hát "Diamond is a girl's best friend", hay "I am a material girl, in a material world", cô biểu đạt ra vô số những sắc thái cảm xúc khác nhau, một khả năng chỉ có ở những người EQ rất cao. Giọng hát của cô đáng yêu đến không ngờ. Cô làm người xem nhanh chóng nhận ra dưới cái vỏ thực dụng của Satine là một cô gái thông minh, hài hước, dễ gần, và cô vẫn gìn giữ được hy vọng về một tình yêu chân chính, gìn giữ niềm tin ấy với một sự dịu dàng và nhẫn nại rất cảm động. Nicole Kidman là một viên kim cương, còn Satine là thời khắc đẹp nhất của viên kim cương ấy. Tom Cruise là một thằng ngu.

Elephant love medley


Ewan McGregor cũng là một diễn viên tài năng. Cái mà gương mặt không được đặc biệt cho lắm của anh thiếu, anh bù lại bằng diễn xuất. Anh hát rất hay, hơn cả Banderas. Vào vai Christian, anh hóa thân thành một nhà văn trẻ, tài năng, nhưng có phần ngây thơ trẻ dại, luôn thể hiện một khát khao tuyệt đối với tình yêu. Nhân vật này lại có cả khía cạnh quyến rũ bất ngờ của một người đàn ông biết mình muốn gì. Nicole Kidman và Ewan McGregor đã tạo nên một cặp đôi có thể nói là đẹp nhất trong lịch sử điện ảnh. Khi một người hiện diện trên màn ảnh, khán giả có thể cảm được tim người kia đập nhanh hơn. Người ta không còn thấy Nicole và Ewan, mà chỉ thấy Satine và Christian, hai kẻ đang yêu. Sự say mê khi ở cạnh nhau, sự đau đớn khi bị chia cắt, hạnh phúc và tuyệt vọng, cái chemistry giữa hai người vượt xa những mối tình trên film nổi tiếng khác như trong Titanic, Phantom of the opera, thậm chí hơn cả The english patient, Shakespeare in love. Công này phải kể đến đạo diễn Baz Luhrmann, người không thành công lắm hai film tình cảm khác là Romeo + Juliet (1996) và Australia (2008).

Come what may


Một bài original của Moulin Rouge. Nó còn có tên khác là "Lovers' secret song".

El Tango de Roxanne

Bài này vũ đạo quá đẹp, quay tốt, hay hơn nguyên gốc.

The show must go on


Come what may (final)


Sure looks like it, but it's not a happy ending. Tears flow afterward. Then you feel, you have a heart and a soul. Isn't it a good feeling ?

-------------

Note :

Không thể tin nổi là đây lại là một trong những film bị review 1 sao (thấp nhất) nhiều nhất trên imdb, với hàng loạt tính từ như là giả dối, rởm đời, điếc tai, lộn mửa, copycat, trò xiếc, với những người bảo rằng họ không thể chịu nổi phải bỏ về sau vài chục phút, phí hoài một khoảng thời gian quý báu trong cuộc đời họ cho một bộ phim "dở nhất" từng được trình chiếu. Tất nhiên, số review 10 sao còn nhiều hơn nhiều, rốt cục Moulin Rouge đứng ở rating 7.7, quá thấp so với giá trị thật.

Hãy cho họ một cơ hội trước khi kết luận họ là những đứa bệnh hoạn đói khát sự chú ý. Những lý do chính để họ chê film này là gì ? Thứ nhất, họ nói Moulin Rouge không có tính original, cóp nhặt mỗi chỗ một tí ghép lại thành film. Lý do này ngu không thể tả nổi, thử kể một film musical mà nhạc sĩ phải sáng tác mới tất cả các bài hát ? Không tồn tại. Nếu nói thế thì tất cả các film musical như Phantom of the opera, Mamma Mia v..v... đều là thứ đáng vứt vào sọt rác, vì chả có bài nào mới cả ; Quentin Tarantino sẽ là một thằng thiểu năng chỉ biết xào lại các thứ có sẵn. Vấn đề là người ta biết lấy cái gì, lấy bao nhiêu, làm mới và đặt những thứ đó trong một sự hài hòa thế nào. Moulin Rouge đã kết hợp mọi thứ hoàn hảo, bắt đầu bằng bản cover lại Nature boy của Nat King Cole, tiếp đó là các bài hát thuộc nhiều phong cách và thể loại khác nhau. Có thể kể ra : The sound of music, Lady Marmalade, Rythm of the Night, Smells like teen Spirit (Nirvana), Material Girl, Like a Virgin (Madonna), Your Song (Elton John), Diamonds are a girl's best friend (Marilyn Monroe), Roxanne (The police), và The show must go on (Queen). Và thật ra các bài hát trong Moulin Rouge khác khá xa nguyên bản, nhiều khi có sắc thái hoàn toàn mới (ví dụ bài The show must go on), thậm chí hay hơn (El Tango de Roxanne, One day I'll fly away), và đương nhiên cũng có những bài original tuyệt vời như Elephant love medley, Come what may. Trong Moulin Rouge, số lượng bài hay rất nhiều lại đa dạng, vì thế người xem không có cảm giác bị nghe đi nghe lại một giai điệu, điều thường thấy ở các musicals khác.

Thứ hai, họ nói Moulin Rouge màu sắc quá đậm, tiết tấu quá nhanh, sử dụng kỹ xảo máy tính quá nhiều. Cái cuối cùng là điêu toa, còn hai cái đầu thì giống như chê một cô rằng cơ thể con gái gì mà quá mềm mại, nhanh nhẹn và biểu cảm. Một trong những lý do khiến Moulin Rouge hay hơn hẳn các film khác chính là tiết tấu nhanh của nó, đưa khán giả từ cảm xúc này đến cảm xúc khác không ngừng nghỉ, không một phút buồn chán.

Thứ ba, họ chê mối tình trong film là trẻ con, nông cạn. Chắc những người này chả có mối tình nào khi còn trẻ. Những kẻ mòn mỏi không còn cảm thấy gì, không có khả năng rung động. Những kẻ tự hào mình già cỗi và vô cảm. Christian và Satine đều mới chỉ hơn hai mươi tuổi, bối cảnh trong film là năm 1899, châu Âu vẫn ở trong thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn. Khi ấy chuyện một chàng trai trẻ yêu một cô gái xinh đẹp từ cái nhìn đầu tiên là quá bình thường. Chúng ta đã được xem nhiều đến gần như thuộc lòng những mối tình kiểu này. Dù vậy, tình yêu của hai nhân vật chính thuyết phục đến từng ánh mắt, từng từ từng âm được hát ra. Khách quan mà nói, Moulin Rouge đã đưa vẻ đẹp của những mối tình đặc trưng của thời kỳ đó lên một tầm cao mới.

Kết luận : cái gì đẹp, hay thì cũng thế cả thôi, luôn có những kẻ xông vào bôi nhọ để chứng tỏ cái tôi. Những kẻ bệnh hoạn đói khát sự chú ý, không hơn.